Nên lựa chọn loại máy được chế tạo từ hợp kim nhôm chịu nhiệt chống dãn nở do nhiệt. Thời gian vận hành máy phải thực hiện từ 3-5 giờ sáng, đây là thời gian tôm bị ngạt oxy nhất, nên nhu cầu tăng oxy để tôm trao đổi chất rất cao. Sau 1-1,5 giờ thì dừng chạy máy; để máy nghỉ 1,5-2 giờ tiếp tục cho máy chạy. Lưu ý, khi cho tôm ăn phải dừng chạy máy, sau khi tôm ăn 1 giờ, chạy máy cho tôm trao đổi chất nhanh đói, tiếp tục ăn và tăng trưởng rất nhanh. Quy trình này dùng cho tôm 30-50 con/m2; tôm tăng trưởng nhanh đạt tới 9-20 con/kg tôm xuất khẩu.
Lắp đặt và sử dụng:
1. Chế độ bôi trơn: Bôi trơn trục máy phải được thực hiện liên tục, đầy đủ bằng nhớt công nghiệp 90-140; luôn đảm bảo có nhớt trong bầu ít nhất 1/2 lít .
2. Giảm nhiệt của tuốc bin bằng tưới nước, lấy qua bơm lên ống đặt trên đầu quạt, ống có khoan sẵn vài lỗ dẫn nước chảy vào bầu tuốc bin.
3. Trục trượt tăng giảm dây cu roa được bôi trơn để vận hành nhẹ. Nới hai vít cạnh dây cu roa để tăng dây cu roa bằng cần gạt, đủ độ căng vặn lại và chốt hãm.
4. Lắp máy nổ (động cơ kéo) vào máy bơm khí, cần lưu ý để chiều quay của trục tuốc bin đúng chiều quy định (in trên máy).
5. Lắp ống dẫn khí: lắp ống dẫn chính theo chiều dài của hồ, ví dụ sử dụng loại máy PMF -500 cho diện tích mặt hồ 5.000m2 cần sử dụng phi 60 (2/3 chiều dài hồ)- phi 48; để ống nối ngang mềm phi 21 không quá dài dễ làm giảm lượng khí, khoảng cách các ống này cách nhau 4-5m hoặc xa hơn (tùy mật độ nuôi). Trên những ống phi 21 có khoan lỗ để đưa khí vào hồ.
6. Puly lắp trên động cơ, lắp trực tiếp áp với bánh đà động cơ, có thể kèm puly ngoài của máy để bơm nước.
7. Ống ra khí: phải là ống mềm để mềm hóa hệ thống tăng giảm đai không bị ảnh hưởng.
8. Ống lấy khí vào để lên cao từ 1,5-2m có phin lọc và nón che chống mưa và bẩn lọt xuống hồ.