Bưởi Phúc Trạch đã được khẳng định là thương hiệu quốc gia

Bưởi Phúc Trạch đã được khẳng định là thương hiệu quốc gia

Với nỗ lực của người dân và trợ lực từ đề án, đến nay, sản phẩm bưởi Phúc Trạch đã được khẳng định là thương hiệu quốc gia. Hiện, Sở cùng địa phương đã xây dựng được hệ thống chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ mà nòng cốt là Hội Sản xuất và kinh doanh Bưởi Phúc Trạch và Doanh nghiệp tư nhân Tân Thanh Phong chịu trách nhiệm tiêu thụ, phát triển thị trường.

Nhờ đó, giá trị sản phẩm tăng khoảng 20% và giữ ổn định trong những năm gần đây. Hơn thế, thông qua thương hiệu sản phẩm, hình ảnh quê hương Hà Tĩnh được quảng bá rộng rãi trên cả nước.

3 năm, Hà Tĩnh xác lập quyền sở hữu trí tuệ cho hơn 800 thương hiệuNhờ được tiếp cận thông tin, một số hộ trồng, kinh doanh bưởi Phúc Trạch đã tìm tòi, làm tem nhãn riêng, có truy xuất nguồn gốc sản phẩm rõ ràng.

Mặc dù mới triển khai, nhưng đến nay, sản phẩm “Cam Thượng Lộc” của vùng trà sơn huyện Can Lộc đã được bảo hộ độc quyền về thương hiệu. Nhờ được quản lý, khai thác, phát triển và quảng bá rộng rãi, giá trị sản phẩm cam Thượng Lộc tăng khoảng 15% so với trước đó, thương hiệu được khẳng định và thị trường tiêu thụ ngày càng phát triển.

3 năm, Hà Tĩnh xác lập quyền sở hữu trí tuệ cho hơn 800 thương hiệuThương hiệu “Cam Thượng Lộc” của vùng Trà Sơn, huyện Can Lộc đã được bảo hộ độc quyền.

Chỉ dẫn địa lý nhung hươu Hương Sơn hiện đang trong quá trình triển khai, dự án đã hoàn thành nội dung điều tra thực trạng sản xuất, kinh doanh nhung hươu, xây dựng bản đồ vùng chỉ dẫn địa lý; thiết kế logo và xây dựng bản mô tả về tính đặc thù của sản phẩm… Song, bước đầu đã cho thấy giá bán sản phẩm tăng và thị trường ngày càng phát triển.

3 năm, Hà Tĩnh xác lập quyền sở hữu trí tuệ cho hơn 800 thương hiệuGiá trị nhung hươu Hương Sơn đã được nâng lên, thị trường ngày càng phát triển.

Bên cạnh một số thương hiệu lớn kể trên, hiện tại, Sở KH&CN đang triển khai các dự án tạo lập nhãn hiệu chứng nhận cho những sản phẩm nổi tiếng của Hà Tĩnh như: Cam Khe Mây, kẹo cu đơ Hà Tĩnh, nước mắm Kỳ Anh, Mộc Thái Yên… Đồng thời, làm việc với các địa phương để thống nhất các danh mục sản phẩm hỗ trợ xây dựng thương hiệu, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ cho các sản phẩm lợi thế, nhằm tạo cơ sở để xây dựng sản phẩm OCOP cho các địa phương.

Theo đánh giá ban đầu của Sở KH&CN, Đề án đã có tác động tích cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tổ chức, doanh nghiệp. Góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh và sự tăng trưởng của đơn vị bình quân từ 10-15%.

Ông Ông Trần Mạnh Hùng – Phó trưởng Phòng Quản lý công nghệ - sở hữu trí tuệ, Sở KH&CN thông tin, trên cơ sở đề xuất của các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh, Sở tiến hành rà soát, hỗ trợ thiết kế cho 477 mẫu nhãn/logo và nhãn bao bì; hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp cho 822 đơn đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ. Đặc biệt, hướng dẫn cho một số doanh nghiệp như: Công ty CP Dược Hà Tĩnh, Tổng Công ty Mitraco, Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ tổng hợp Viết Hải, Công ty CP Chè Hà Tĩnh… đăng ký thương hiệu ra nước ngoài.

Giám đốc Sở KH&CN Đỗ Khoa Văn cho biết: Nhờ có đề án, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất, kinh doanh đã xác lập bảo hộ độc quyền về nhãn hiệu và bao bì, khả năng tiếp cận thị trường, cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ được nâng cao, góp phần khắc phục điểm yếu trong khâu bao bì, nhãn mác của các sản phẩm Hà Tĩnh. Ngược lại, người tiêu dùng cũng được hưởng lợi khi có ngày càng nhiều sản phẩm được bảo hộ, các sản phẩm được nâng cao chất lượng.

Việc ứng dụng và chuyển giao các kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ, sáng chế và giải pháp hữu ích từng bước được đẩy mạnh, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra sản phẩm mới và phát triển bền vững. Hoạt động sáng tạo, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật hợp lý hóa sản xuất từng bước đi vào nề nếp. Đề án cũng đã mở ra một hướng đi phù hợp, giải quyết được phần nào vướng mắc về phương thức tổ chức hoạt động sở hữu trí tuệ tại các địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa, tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ thời gian trước đó."