Quang cảnh hội thảo
Theo ông Đặng Vũ Cảnh Linh – Thư kí Khoa học đề tài, nhóm thực hiện nghiên cứu Đề tài đã trưng cầu ý kiến của 600 tổ chức và 1200 cá nhân đang hoạt động trong mô hình hội và tổ chức gắn với các lĩnh vực khoa học và công nghệ, văn học nghệ thuật, ngoại giao nhân dân, doanh nghiệp, từ thiện, nhân đạo… đảm bảo đại diện cho sự phân bố của các mô hình tổ chức hội, tổ chức phi chính phủ ở các vùng miền Việt Nam hiện nay.
Nhóm thực hiện nghiên cứu Đề tài đã nghiên cứu, tổng hợp số liệu đầy đủ, công phu tương quan tới các lĩnh vực như: Hoạt động và thời gian thành lập tổ chức hội; Tổ chức phòng ban và năm thành lập tổ chức hội; Mức độ liên kết, phối hợp giữa tổ chức hội với cơ quan, tổ chức khác thiết bị, tài sản của tổ chức với thời gian hoạt động của tổ chức hội; Đánh giá điểm mạnh/ thuận lợi trong cơ chế, chính sách hoạt động với năm thành lập tổ chức hội; Loại hình của 3 đề tài/dự án đã thực hiện tiêu biểu của tổ chức trong 3 năm gần nhất với mô hình tổ chức; Đánh giá về tính hiệu quả việc thực hiện vai trò tổ chức trong nghiên cứu, phát triển; Giữa lợi ích khi tham gia Hội/ Tổ chức phi chính phủ với độ tuổi và trình độ học vấn…
Ông Đặng Vũ Cảnh Linh – Trưởng Ban TT &PBKT LHHVN, Thư kí khoa học trình bày tóm tắt kết quả thực hiện Đề tài
Đề tài đã tổng hợp các hoạt động đang làm tốt của các tổ chức Hội và tổ chức phi chính phủ như: Xây dựng các mô hình phát triển tại cộng đồng; Bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; Sinh kế bền vững; Xóa đói giảm nghèo; Nâng cao chất lượng dịch vụ y tế; Nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo; Quản lý rừng Nước sạch và vệ sinh môi trường; Giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa tại cộng đồng; Phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội; Tuyên truyền, phổ biến kiến thức khoa học; Ứng dụng chuyên giao công nghệ; Tư vấn phản biện và giám định xã hội; Tuyên truyền đường lối,chính sách của Đảng, nhà nước; Vận động chính sách, tham gia xây dựng pháp luật; Cầu nối hợp tác cá nhân/ tổ chức; Giao lưu, hội nhập quốc tế….
Các đại biểu tham dự hội thảo
Tại hội thảo, các đại biểu đã thẳng thắn đóng góp ý kiến, đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý của Nhà nước về Hội, phần lớn đại biểu cho rằng: Để khắc phục những khuyến khuyết hiện nay về quán lý nhà nước đối với tổ chức hoạt động Hội, tổ chức PCP trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế và xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, cần tập trung thực hiện các ưu tiên lớn sau:
Cần nhận thức đúng, đầy đủ, khách quan tất yếu của thời kỳ phát triển mới của đất nước về 3 trụ cột phát triển: Nhà nước – Thị trường và xã hội (xã hội dân sự của dân) điều này đã được tổng kết và khuyến cáo trong báo cáo Việt Nam 2035 do Chính phủ VN và Ngân hàng thế giới xây dựng. Do đó, vai trò tham gia của người dân, của xã hội đối với tiến trình quản trị đất nước tăng lên, nhà nước giảm dần sự can thiệp vào quá trình kinh tế - xã hội .
Trong đó tập trung vào thực hiện chức năng quản lý nhà nước vĩ mô bằng chính sách, pháp luật và kiểm tra, kiểm soát toàn xã hội. Có nghĩa là tạo điều kiện cho sự thành lập các Hội, Tổ chức PCP thuận tiện, đơn giản trên cơ sởđăng ký- công nhận, kiểm soát chặt chẽ kết quả hoạt động và phát huy hiệu quả. Các cơ quan quản lý nhà nước các cấp phải thay đổi phương thức từ “quản lý chặt đầu vào” sang quản lý phát triển và kết quả hoạt động đầu ra của Hội, tổ chức PCP.
Các đại biểu tham dự hội thảo
Sớm ban hành Luật về Hội và tổ chức PCP trên sở sở điều chỉnh đối tượng của Luật, thực hiện chuyển giao một số dịch vụ hành chính công và dịch vụ sự nghiệp công cho các Hội và Tổ chức PCP theo các phương thức khác nhau
Nhà nước lập Quỹ ngân sach nhà nước dành cho các Tổ chức xã hội hoạt động do Quốc Hội quản lý để thưc hiện hỗ trợ các tổ chức xã hội thực hiện nhiệm vụ công do hợp đồng chuyển giao hoặc do các tổ chức xã hội đề xuất thưc hiện và được chấp thuận, thay thế cơ chế cấp kinh phí hàng năm như hành chính và bỏ cấp biên chế. Nhà nước khuyến khích các tổ chức xã hội kể cả 6 đoàn thể nhân dân thực hiện cơ chế này.
Phó Chủ tịch LHHVN Nghiêm Vũ Khải, Chủ nhiệm Đề tài phát biểu
Cần sớm Cải cách thủ tục thành lập Hội theo hướng tự do lập hội theo quy định của pháp luật, chuyển từ cho phép sang đăng ký tổ chức và hoạt động trừ nhưng lĩnh vực mà Luật pháp cấm, chuyển sang tăng cường quản lý kết quả đầu ra và kiểm tra giám sát Hội hoạt động tuân thủ pháp luật.
Cần đổi mới phương thức quản lý nhà nước về Hội và Tổ chức PCP theo tinh thần thực hiện Quyền tự do lập Hội đã được Hiến định trong Hiến pháp 2013. Đề cao tính tự nguyện, tự chủ, tực chịu trách nhiệm, tự trang trải của tổ chức Hội, nhà nước có chính sách pháp luật đồng bộ để quản lý phát triển Hội, tổ chức PCP nhằm huy động nguồn lực xã hội to lớn cho các mục tiêu phát triển nhanh, bền vững và hội nhập có hiệu quả với thế giới, đồng hành cùng thế giới.