1. Chuồng nuôi.

Mô hình nuôi ngan trên sàn, cần phải xây dựng chuồng kiên cố, đảm bảo nền chuồng cao ráo, thoáng mát, tránh mưa gió và ngăn không cho chuột, bọ tới cắn phá và gây nguy hại tới đàn ngan. Sàn nuôi ngan cách nền đáy từ 0,8 - 1,2 m tùy theo độ dốc của nền đất, cuối nền đáy có ao chứa phân, sàn nuôi được phủ bằng lưới nhựa.

Hệ thống quạt thông gió rất quan trọng đối với nuôi nhốt để khống chế độ ẩm và mùi. Nguồn điện luôn chủ động để bảo đảm cho quạt lưu thông gió và duy trì nguồn nước.

2. Chọn giống.

Giống tốt là giống được mua từ các cơ sở sản xuất có uy tín. Con giống phải khỏe mạnh, mắt sáng, lông bông, bụng gọn, chân mập, không hở rốn, không dị tật và đúng giống. Người nuôi có thể lựa chọn một trong số các giống ngan dưới đây để làm con giống.

3. Mật độ.

Tùy theo quy mô đàn vật nuôi mà thiết kế diện tích chuồng nuôi cho phù hợp. Nhưng phải đảm bảo diện tích chuồng nuôi phù hợp theo từng độ tuổi của ngan.

Ngan từ 1 - 10 ngày tuổi: 25 - 35 con/m2;

Ngan từ 11 - 30 ngày tuổi: 15 - 20 con/m2;

Ngan từ 30 ngày tuổi trở lên: 5 - 6 con/m2.

Mỗi ô sàn không nên nuôi quá 100 con để đảm bảo hiệu quả cao nhất.

4. Úm ngan.

Trước khi thả ngan con vào chuồng, cần phải dọn sạch, sát khuẩn chuồng trại, đảm bảo chuồng phải thật khô ráo và trải chất độn chuồng cho ngan nằm. Phải quây lưới hoặc cót để chống chuột cắn ngan con. Khi úm ngan nên sử dụng chất độn chuồng là rơm hoặc rạ băm nhỏ, phun thuốc sát trùng và để khô trước khi sử dụng ngoài ra có thể úm ngan trên sàn nhựa lỗ nhỏ tránh cho ngan lọt chân xuống.

Từ 1 - 3 ngày tuổi phải đạt 31 - 320C;

Từ 4 - 8 ngày tuổi phải đạt 29 - 300C;

Từ 9 - 13 ngày tuổi phải đạt 27 - 280C;

Từ 14 - 28 ngày tuổi phải đạt 25 - 260C.

Nhiệt độ chuồng nuôi được đo ở độ cao ngang đầu ngan. Từ 28 ngày tuổi trở lên, để ngan nuôi ở nhiệt độ tự nhiên.

5. Nước uống.

Ngan con uống rất nhiều nước và cần đảm bảo nước phải đủ và sạch. Dụng cụ chứa nước phải được cọ rửa hàng ngày và thay nước mới thường xuyên.

6. Thức ăn.

Thức ăn cho ngan tốt nhất là dùng thức ăn công nghiệp của các công ty có uy tín cung cấp, chia làm 2 giai đoạn:

Giai đoạn 1 - 21 ngày tuổi: Thức ăn đạt 20% đạm tiêu hóa, năng lượng 2.890 Kcal; Giai đoạn 22 - 56 ngày tuổi: Thức ăn đạt 16% đạm tiêu hóa, năng lượng 2.890 Kcal; Ngan thương phẩm thức ăn đạt 15% đạm tiêu hóa, năng lượng 3.000 Kcal.

Trước khi cho ngan ăn phải dọn máng, quét bỏ những thức ăn thừa. Cho ngan ăn làm nhiều lần trong ngày để tránh rơi vãi và ôi chua, tách những con nhỏ cho ăn riêng để ngan phát triển đồng đều. Phải bảo đảm được thức ăn luôn mới, thơm, không bị mốc mọt. Thức ăn cần phải cân đối về thành phần dinh dưỡng để đáp ứng đủ về nhu cầu sinh trưởng và phát triển của ngan trong từng giai đoạn, sử dụng nhiều loại nguyên liệu và thức ăn bổ sung động vật, thực vật, premix khoáng và vitamin.

7. Phòng bệnh.

Trong quá trình nuôi, thực hiện tiêm phòng vaccine đầy đủ cho ngan.

Phải thực hiện nghiêm túc đầy đủ luật lệ về công tác phòng trừ dịch bệnh. Trước cửa phòng nuôi phải có hố khử trùng. Trong chuồng nuôi chỉ nên có 1 loại ngan và nếu có 2 đàn thì chỉ cách nhau 2 - 5 ngày tuổi.

Chuồng trại, trang thiết bị chăn nuôi phải được rửa để khô ráo, xung quanh chuồng nuôi phải vệ sinh công nghiệp sau đó tiến hành vệ sinh tiêu độc định kỳ bằng một số thuốc sát trùng. Chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi được cọ rửa sạch sẽ và khử trùng tiêu độc để chuẩn bị đợt chăn nuôi tiếp, để trống chuồng từ 7 - 15 ngày.

Nên hạn chế người ra vào nơi nuôi gia cầm. Cần có biện pháp ngăn ngừa không cho ngan tiếp xúc với các động vật khác như chim hoang, heo, chuột… Thường xuyên loại thải những con ngan gầy yếu ra khỏi đàn để tránh lây lan bệnh.