Đại tá, Thạc sĩ Nguyễn Trọng Thắng - Phó Chủ tịch hội Khoa học Lịch sử Hà Tĩnh 

Báo cáo đề dẫn hội thảo.

Hội thảo nhằm tôn vinh, khẳng định những đóng góp to lớn của Hoàng giáp, Thượng thư Lê Tuấn và dòng họ Lê Kỳ Anh trong sự nghiệp đấu tranh chống lại sự xâm lược của thực dân đế quốc, bảo vệ chủ quyền độc lập của dân tộc thế kỷ 19, góp phần giáo dục truyền thống, nâng cao niềm tự hào dân tộc, khơi dậy, phát huy tinh thần đoàn kết, ý thức tự cường, tự tôn dân tộc trong thời đại hội nhập phát triển, tạo nên nguồn lực nội sinh thúc đẩy tỉnh Hà Tĩnh, huyện Kỳ Anh nói riêng thực hiện mục tiêu phát triển bền vững

Các đại biểu tham dự Hội thảo

Tham dự Hội thảo có đại diện lãnh đạo Viện Nghiên cứu Bảo tồn Văn hóa, Ban Tuyên Giáo Tỉnh ủy, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Sở Khoa học và Công nghệ, Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Hà Tĩnh, đại diện lãnh đạo huyện Kỳ Anh, Thị xã Kỳ Anh, các nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử trong cả nước và đại diện dòng họ Lê Kỳ Anh.

            Tại Hội thảo có hơn 20 báo cáo tham luận của các nhà khoa học ở Viện Sử học; Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Khoa học Huế, Đại học Sư phạm Huế, Đại học Hà Tĩnh, Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh, Sở VH- TT& DL Hà Tĩnh, Bảo tàng Hà Tĩnh, Trường Chính trị Trần phú, Hội Khoa học Lịch sử Hà Tĩnh, Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế, Trung tâm Bảo Tồn di tích Cố đô Huế, Hội Phật giáo Thừa Thiên Huế, Trường THPH Lê Quảng Chí, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Ngoài ra còn có các bài tham luận của dòng họ Lê huyện Kỳ anh và xã Kỳ Văn. Các báo cáo tham luận tham gia hội thảo là những công trình nghiên cứu khoa học công phu, với nhiều tư liệu phong phú, xác thực, đã tái hiện và đánh giá một cách khách quan, trung thực về những sự kiện lịch sử đã diễn ra trong quá khứ để tập trung giải quyết những vấn đề thuộc chủ đề chính được nêu ra tại Hội thảo là: Hoàng Giáp, Thượng thư Lê Tuấn và dòng họ Lê Kỳ Anh trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước.

Trong Báo cáo đề dẫn Hội thảo, Đại tá thạc sỹ Nguyễn Trọng Thắng - Phó Chủ tịch hội Khoa học Lịch sử Hà Tĩnh đã khẳng định: Lê Tuấn đã làm rạng danh truyền thống khoa bảng của quê hương. Cuộc đời và sự nghiệp khoa cử, hoạn lộ của ông thực sự tiêu biểu cho truyền thống cần cù, hiếu học, ý chí vươn lên mạnh mẽ của người dân Hà Tĩnh và nhân dân Kỳ Anh từ xa xưa. Những cống hiến của ông không chỉ để lại ơn đức cho nhân dân, mà tấm gương hiếu học, ý chí quật khởi cùng tấm lòng vì nước vì dân của ông mãi mãi còn toả sáng trên mọi miền quê hương, đất nước.

Ý kiến phát biểu của lãnh đạo huyện Kỳ Anh

Các tham luận đã tập trung làm rõ hơn thân thế, sự nghiệp và công lao đóng góp của Hoàng giáp Thượng thư Lê Tuấn trong thực thi các nhiệm vụ triều đình giao, nhất là trên lĩnh vực chính trị, quân sự và ngoại giao. Đồng thời, nêu bật những đóng góp của dòng họ Lê Kỳ Anh trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng quê hương đất nước... Qua Hội thảo đã cung cấp thêm nhiều nguồn tư liệu quý báu để hiểu thêm về một giai đoạn lịch sử cụ thể của đất nước, phục vụ thiết thực cho công tác nghiên cứu lịch sử địa phương, góp phần giáo dục truyền thống, nâng cao niềm tự hào dân tộc, tự hào quê hương, gìn giữ và phát huy các di sản văn hóa và truyền thống yêu nước cho các thế mai sau.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Hội thảo

Trọng Thắng – Anh Bình