1. Quản lý các chất dinh dưỡng để chăn nuôi ABF thành công.

Một quan niệm sai lầm phổ biến khi chăn nuôi ABF là chỉ tập trung vào kiểm soát bệnh đường ruột ở đây là cầu trùng hoặc enterobacteria cụ thể như Clostridium hoặc Salmonella. Sự sai lầm này xuất phát từ kinh nghiệm hàng ngày cho thấy đây là những vấn đề sức khỏe chính được quan sát khi thực hiện bất kỳ chương trình ABF nào. Tuy nhiên, thực tế đây là những hậu quả, không phải là nguyên nhân chính. Sự dư thừa các chất dinh dưỡng tại ruột già ở mức độ cao trong khẩu phần ăn hoặc khả năng tiêu hóa dưới mức tối ưu là nguyên nhân gây ra sự tăng sinh vi khuẩn trong ruột già.

Các chất dinh dưỡng dư thừa, đặc biệt là protein và chất béo, không được tiêu hóa và hấp thu tốt vào cuối mỗi giai đoạn cho ăn sẽ làm tăng sinh vi khuẩn trong manh tràng. Để đạt được khả năng tiêu hóa phù hợp và có thể duy trì khả năng đó thì khẩu phần ăn không nên có quá nhiều chất dinh dưỡng. Điều này có thể giúp kiểm soát tất cả các vi khuẩn và các bệnh mà chúng gây ra. Do đó, cho gia cầm ăn theo giai đoạn hoặc tăng thêm các giai đoạn khẩu phần hiện có được đề xuất để cải thiện độ chính xác của công thức thức ăn và đáp ứng nhu cầu của động vật, những vấn đề này là cần thiết trong chăn nuôi ABF. Khả năng tiêu hóa ở ruột non thích hợp là điều rất quan trọng để có được kết quả tốt nhất từ chăn nuôi ABF.

Các bước sau đây là cần thiết để kích thích khả năng tiêu hóa thích hợp ở tất cả các loài gia cầm:

Cung cấp tất cả các nguyên liệu thức ăn có thành phần hạt hoặc kích thước hạt khác nhau giúp kích thích chức năng dạ dày cơ; Duy trì pH nước trong khoảng từ 5 đến 7 và nhiệt độ nước từ 16 đến 25°C; Thêm axit hữu cơ trong thức ăn hoặc nước để đảm bảo pH của diều có tính axit nhẹ.

Giảm thiểu độ cứng và độ kiềm của nước; Không nên bổ sung hàm lượng canxi cao hơn nhu cầu cho từng độ tuổi và giai đoạn sản xuất; Giảm hàm lượng chất béo bổ sung, nếu có thể, nhưng duy trì tối thiểu 1% để kích thích chức năng dạ dày và giải phóng chậm chất dinh dưỡng từ dà dày cơ đến ruột non. Sử dụng các enzyme ngoại sinh giúp làm giảm phytate, β-mannans, xylans và các polysacarit phi tinh bột khác.

Enzyme ngoại sinh là biện pháp thứ hai giúp kiểm soát sự tăng sinh của vi khuẩn trong ruột. Chúng đã được áp dụng rộng rãi nhờ sự tiết kiệm chi phí trong công thức khẩu phần và năng cao năng suất. Một tác dụng thứ cấp của tất cả các enzyme là ảnh hưởng tích cực với quần thể vi sinh vật đường ruột (MC). Enzyme ngoại sinh làm giảm sự tăng sinh của vi khuẩn bằng cách giảm các thành phần khó tiêu của thức ăn, giảm độ nhớt của thức ăn được tiêu hóa hoặc kích thích niêm mạc ruột. Enzyme cũng tạo ra các chất chuyển hóa thúc đẩy sự đa dạng vi sinh vật giúp duy trì hệ vi sinh đường ruột ổn định hơn, có khả năng ức chế sự tăng sinh mầm bệnh.

2. Thức ăn và chất lượng nước.

Thức ăn chăn nuôi chất lượng tốt là điều cần thiết cho khả năng tiêu hóa tối ưu. Do đó, mỗi thức ăn chăn nuôi đơn lẻ nên được đánh giá về chất lượng và các yếu tố có thể làm ảnh hưởng đến tiêu hóa.

Chất lượng và lượng nước tiêu thụ đủ cũng rất quan trọng trong việc hỗ trợ tiêu hóa hợp lý. Các đặc tính hóa lý nên được đo lường và kiểm soát, độ pH nên được duy trì ở mức axit nhẹ, từ 5-7, vì pH nước cơ bản làm giảm hoạt động của hầu hết các enzyme.

Thiếu nước có thể gây ra các vấn đề về đường ruột, việc ngừng cho ăn trong giai đoạn lớn nhanh không nên thực hiện trong chăn nuôi ABF. Sau 5 hoặc 6 giờ ngừng cho ăn thì đặc điểm niêm mạc ruột sẽ bị thay đổi, khiến cho gà dễ bị viêm niêm mạc. Việc ngừng cho ăn làm kích thích sản xuất chất nhầy mucin bởi các tế bào ly trong niêm mạc ruột. Các chất nhầy Mucin thêm vào này được vi khuẩn sử dụng, gây kích thích niêm mạc, tạo ra nhiều chất nhầy và phản ứng viêm. Sự tăng thêm của chất nhầy tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh đường ruột và nhiễm cầu trùng.

3. Các sản phẩm thay thế giúp điều chỉnh hệ vi sinh đường ruột.

Một số phụ gia thức ăn và khoáng chất thích hợp có thể giúp duy trì hệ vi sinh khỏe mạnh ở tất cả các đoạn ruột. Điều này có thể xảy ra độc lập với việc ngừng cho ăn, nhiễm trùng đường ruột với cầu trùng hoặc stress nhiệt và thậm chí những phụ gia này có thể duy trì sự đa dạng bình thường của hệ vi sinh được quan sát thấy trong các nhóm gà đối chứng. Do đó, những phụ gia này trở thành một công cụ bổ sung trong chăn nuôi ABF.

Description: 1531228926703 s

Vai trò của hệ vi sinh đường ruột trong đường tiêu hóa (GIT)

4. Một số phụ gia thức ăn mới. 

Một số chất phụ gia có thể được bổ sung vào thức ăn để cải thiện sức khỏe đường ruột, chẳng hạn như các probiotic, prebiotic, enzyme, axit hữu cơ và tinh dầu (chiết xuất thực vật, chiết xuất thảo dược, phytobiotics):

Probiotic bổ sung vi sinh vật sống có lợi vào GIT; Prebiotic thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn có lợi trong GIT; Enzyme giúp loại bỏ các tác dụng kháng dưỡng của các polysacarit tan trong nước hoặc thay đổi các chất nền để cải thiện sự tăng sinh của một số quần thể vi sinh vật có lợi.

Axit hữu cơ giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn; Tinh dầu có thể hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh đường ruột, kích thích sản xuất enzyme tiêu hóa và hệ miễn dịch. Sự kết hợp của các probiotic và prebiotic có thể được gọi là synbiotics. Mỗi loại sản phẩm đã chứng minh là có hiệu quả khác nhau khi sử dụng độc lập hoặc kết hợp. Điều quan trọng là mỗi nhóm sản phẩm là một nhóm lớn, có phổ rộng như kháng sinh, do đó hầu như mỗi sản phẩm có một đặc tính và tác dụng riêng. Chỉ có việc thử nghiệm, sử dụng thích hợp mới có thể đảm bảo sự thành công của nó trong chăn nuôi ABF bền vững.

5. Hỗn hợp tinh dầu (EO).

Một loại phytobiotics, hỗn hợp EO là hỗn hợp các hợp chất phytochemical có đặc tính kháng khuẩn chọn lọc, như carvacrol, thymol, cinnamaldehyd, một số loại khác. Một số hỗn hợp EO cụ thể đã cho thấy kết quả đầy hứa hẹn đối với việc giảm sự xâm nhập, tăng sinh của Clostridium perfringens và kiểm soát nhiễm cầu trùng, do đó giúp giảm viêm ruột hoại tử. Ngoài ra, sự kết hợp của EO với axit benzoic đã cho thấy giảm sản xuất chất nhầy trong ruột non đối với gà thịt.

Description: 1531228990641

Ảnh hưởng của hỗn hợp tinh dầu đến sản xuất chất nhầy

 trong hồi tràng ở gà thịt ở 46 ngày

 6. Môi trường chuồng nuôi và sự an toàn sinh học.

Điều kiện môi trường chuồng nuôi thích hợp nên được theo dõi để chăn nuôi ABF hiệu quả. Nhiệt độ tối ưu, tốc độ không khí và độ ẩm tương đối theo độ tuổi, giai đoạn sản xuất và kích cỡ của gia cầm là những vấn đề nên được xem xét. Bất kỳ loài gia cầm nào khi bị stress từ môi trường nuôi do không khí nóng, lạnh, rất khô hoặc rất ẩm đều có thể giảm lượng ăn vào, nhu động ruột bị ảnh hưởng, giảm khả năng tiêu hóa. Thời gian chiếu sáng cũng có thể tác động đến hành vi ăn, vận động và tiêu hóa. Cường độ ánh sáng thấp hơn 10 lux và 4-6 giờ trong tổng số bóng tối mỗi ngày giúp cải thiện tỷ lệ chuyển hóa thức ăn, cho thấy lượng ăn vào ít hơn và khả năng tiêu hóa tốt hơn.

Thông gió chuồng nuôi tốt là chìa khóa của chăn nuôi ABF, giúp giảm thiểu sự ngưng tụ, sự tạo ẩm và đóng cục của chất độn chuồng. Mục tiêu là giữ độ ẩm của chất độn chuồng dưới 30% nhưng điều quan trọng là chất độn chuồng không nên quá khô.

7. Sức khỏe đàn gia cầm.

Ngăn ngừa bệnh cầu trùng và viêm ruột hoại tử thường là mối quan tâm chính trong chăn nuôi ABF. Trong trường hợp không cho phép sử dụng thuốc kháng sinh, thì vắc-xin bệnh cầu trùng và quản lý chất độn chuồng là những biện pháp chính để kiểm soát Eimeria spp. Tiêm vắc-xin Cầu trùng cho gà thịt đã được áp dụng trong các hệ thống chăn nuôi gia cầm truyền thống và các chương trình chăn nuôi ABF mới trong nhiều năm, ở nhiều quốc gia. Tuy nhiên, việc kiểm soát ký sinh trùng đường ruột, giun và bệnh gia cầm khác có ảnh hưởng đến ruột và miễn dịch cũng là cần thiết khi chăn nuôi để cải thiện các chương trình phòng trị bệnh cho toàn bộ hệ thống chăn nuôi ABF. Tiêm vaccine đúng cách cho các con gà giống, và tại trại ấp, có thể hỗ trợ ngăn ngừa bệnh Newcastle, bệnh Bursal truyền nhiễm và viêm phế quản truyền nhiễm. Các loại vắc-xin đặc hiệu cho Salmonella hoặc E. coli có thể được áp dụng cho các con gà giống để giảm thiểu tác động của các mầm bệnh phổ biến này trong thế hệ sau.

8. Cải thiện sức khỏe đàn gà giống.

Dinh dưỡng gà giống là nền tảng cho sự phát triển đầy đủ của thế hệ đàn con sau này. Sự phát triển của phôi hoàn toàn phụ thuộc vào chất dinh dưỡng của trứng được nhận bởi gà mái. Các chất dinh dưỡng như vitamin D, khoáng vi lượng, carotenoids và axit béo đóng vai trò chính trong khả năng miễn dịch và phát triển đường ruột. Gà mái ảnh hưởng đến dinh dưỡng và sự phát triển của phôi qua các đặc tính của vỏ trứng, như độ xốp của trứng và độ dày vỏ, chúng quyết định độ dẫn. Độ dẫn của vỏ trứng quyết định khả năng của trứng để trao đổi khí và hơi nước, do đó ảnh hưởng đến lòng đỏ phôi và việc sử dụng chất dinh dưỡng nói chung.

Những yếu tố vật lý này, đặc biệt là khả năng nhận oxy, đã gây hạn chế các chuyển hóa, tốc độ phát triển mô và sự phát triển của phôi. Điều này quan trọng trong ba hoặc bốn ngày cuối của giai đoạn ấp đến khi nở, và quan trọng trong giai đoạn tiêu thụ oxy khi nhiều mô phát triển như GIT, xương và cơ bắp, đang ở tốc độ nhanh nhất. Vì các con gà giống có thể truyền vi khuẩn đường ruột và miễn dịch cho thế hệ đời sau, nên các công ty thực hiện chương trình chăn nuôi ABF cần đảm bảo rằng sức khỏe đường ruột cho gà giống và các chương trình tiêm vaccin có hiệu quả, để ngăn ngừa các vấn đề trong thế hệ sau.

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng nhiệt độ tăng cao trong các giai đoạn ấp cuối cùng sẽ làm giảm khối lượng mô GIT và hoạt động của enzyme.

Những ảnh hưởng này có liên quan đến khả năng tiêu hóa của gà con và tỷ lệ mắc các vấn đề về đường ruột và khả năng kháng ký sinh trùng.

Việc ấp trứng dưới mức tối ưu thường có xu hướng làm tăng số lượng nở khiến một số gà con nở quá sớm, 36 đến 48 giờ trước khi gà con ra khỏi máy ấp hoặc quá muộn. Cả hai điều này gây vấn đề về sự phát triển của mô bạch huyết liên quan đến ruột và miễn dịch nói chung. Gà con không được tiếp cận thức ăn và nước trong 48 giờ sau khi nở sẽ bị chậm trễ đối với tất cả các phản ứng miễn dịch ở manh tràng và ruột già và về sự di chuyển của tế bào lympho trong túi bursa. Điều này làm giảm hoạt động miễn dịch trong hai tuần đầu tiên của gà con khi thực hiện tiêm vaccin và gia cầm có tiếp xúc với mầm bệnh đường ruột cơ hội.